Chả lụa là món ăn ngon, bổ dưỡng và đã có từ rất lâu trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Ngày nay, khi đời sống được nâng cao thì nhu cầu sử dụng chả trong bữa ăn hằng ngày cũng được tăng lên. Để cung cấp cho thị trường những miếng chả thơm ngon và đảm bảo an toàn thực phẩm chúng ta cần thực hiện những điều kiện cơ bản để đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất, chế biến chả như sau:
1. Địa điểm sản xuất:
Địa điểm
sản xuất phải phù hợp với quy hoạch của địa phương; có khoảng cách thích hợp với
các nguồn ô nhiễm như khu dân cư, bệnh
viện, nghĩa trang, khu công nghiệp... Đối với cơ sở sản xuất theo quy mô
gia đình thì địa điểm sản xuất phải cách xa hoặc tách biệc khu vực chăn nuôi để tránh bị gây ô nhiễm cho sản phẩm.
2. Kết cấu khu vực sản xuất và bố trí sản xuất.
- Khu vực sản xuất có kết cấu
vững chắc và có diện tích phù hợp với công năng sản xuất. Nền
và trần nhà phẳng; có bề mặt cứng;
không đọng nước và dễ làm vệ sinh.
- Khu vực sản xuất được bố trí phù hợp theo
nguyên tắc 1 chiều, hạn chế sự lây nhiễm, thuận lợi cho hoạt động sản xuất và
làm vệ sinh.
3. Trang thiết bị sản xuất
- Các thiết bị, dụng cụ được làm bằng vật liệu bền,
không gỉ, dễ làm vệ
sinh, không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; nên sử dụng các loại dao có cán làm bằng inoc, trách sử
dụng các loại dao có cán làm bằng gỗ, vì nếu sử dụng lâu ngày cán dao rất dễ bị
nấm mốc, lây nhiễm vào thịt, chả trong quá trình sản xuất.
- Các thiết bị, dụng cụ sản
xuất cần được định kỳ vệ sinh sạch sẽ và để ở nơi
khô thoáng.
4. Vệ sinh nhà xưởng, trang
thiết bị.
- Khu vực
sản xuất phải luôn sạch sẽ, gọn gàng. Có đầy đủ các dụng cụ, phương tiện rửa, dụng
cụ làm vệ sinh. Lưu ý, chỉ sử dụng các chất tẩy
rửa nằm trong danh mục được phép sử dụng. Trong khu vực sản xuất chế biến chả phải có quy trình vệ
sinh nhà xưởng, quy trình vệ sinh công nhân và thực hiện đúng theo quy trình
đó. Không cho vật nuôi lưu
trú và qua lại trong khu vực sản xuất, các chất thải rắn
phải được thu gom vào các thùng rác có nắp đậy hoặc ở để ngoài khu vực sản xuất.
5. Người trực tiếp sản xuất
- Người trực tiếp sản xuất được khám sức khỏe định kỳ và
được cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP theo quy định. Trong quá trình chế biến người trực tiếp sản xuất phải mang các bảo hộ lao động như khẩu trang, tạp dề, không mang trang sức.
6. Nguyên liệu và các yếu tố đầu vào
- Thịt sử dụng để sản xuất chả phải tươi, có
độ đàn hồi cao, bám dính tốt. Ngoài ra, thịt phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan có thẩm quyền.
- Nước, nước đá sử dụng để
sản xuất chả phải đạt chuẩn theo quy chuẩn Việt nam QCVN 01-1:2018/BYT - Quy
chuẩn về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
- Hoá chất, phụ gia phải nằm trong danh mục được
phép sử dụng cho thực phẩm theo quy định tại
Thông tư số 27/2012/TT-BYT hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm.
7. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển
- Sau khi lựa chọn những nguyên
liệu tốt nhất, thịt sẽ được cắt từng miếng nhỏ rồi xay nhuyễn và phối trộn gia
vị. Thịt sau khi được xay và phối
trộn gia vị sẽ thành chả quyết.
- Chả quyết này sẽ được đưa đi bao gói.Quá
trình gói chả sẽ được tiến hành trên bàn hoặc các tấm phản cao hơn sàn nhà. Để
tăng hương vị của chả người ta thường gói chả bằng là chuối. Lá chuối này phải
được làm sạch. Ngoài ra, chúng ta chỉ sử dụng các loại dây buộc bằng tre, nứa…không
nên sử dụng các loại dây buộc bằng nhựa và cao su hoặc dùng các loại màng ni
lông để bọc chả phía trong lớp là chuối. Vì như vậy, khi nấu chả các chất hóa học trong dây buộc bằng
ni lông, cao su sẽ lây nhiễm vào chả và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người
tiêu dùng.
- Chả sau khi được nấu chín sẽ được mang ra sắp xếp gọn
gàng và bảo quản ở nơi khô thoáng, không bảo quản chung chả chín với các nguyên
liệu hay sản phẩm tươi sống khác.
8. Ghi chép và truy
xuất nguốn gốc.
- Để tạo thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm
thì chúng ta cần: ghi chép hồ sơ theo dõi nguồn nguyên liệu, hồ sơ theo dõi
phân phối sản phẩm. Các hồ sơ này phải thể hiện được các thông tin cơ bản như:
ngày mua, tên nguyên liệu, người bán, trọng lượng, tình trạng nguyên liệu,
tương tự như vậy đối với hồ sơ theo dõi phâm phối sản phẩm cũng thể hiện các
thông tin như: ngày bán, tên sản phẩm, người mua, trọng lượng…
- Khi có sự cố về ATTP người dân cần báo cho cơ quan chức
năng và kịp thời có biến pháp xử lý sự cố.
- Xác định các tàu cá có nguy cơ cao khai thác bất hợp pháp
- ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM AN TOÀN
- CHẾ BIẾN THỦY SẢN KHÔ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
- THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN RONG BIỂN KH
- Kết quả giám sát chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 6 tháng đầu năm 2020
- Thông báo về việc mở các lớp Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật năm 2021
- Thông báo về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định xây dựng
- Thông báo về việc mở các lớp Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật năm 2021
- Thông báo về việc mở các lớp Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật năm 2021
- Thông báo về việc mở các lớp Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật năm 2021
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc trong công tác văn thư, lưu trữ của Chính phủ, các Bộ, B
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2019
Đang truy cập: 273
Hôm nay: 902
Hôm qua: 2,528
Tuần này: 7,128
Tuần trước: 10,974
Tháng này: 23,613
Tháng trước: 132,716
Tổng lượt truy cập: 198,312